Cẩm nang kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam

Cơ hội kinh doanh online trong năm 2020

Bạn đang điều hành một doanh nghiệp bán lẻ và đang tìm cách mở rộng thị phần của mình thông qua các hình thức thương mại điện tử. Doanh nghiệp của bạn đang đi đúng đường rồi đấy. Đây chính là thời điểm tốt để kinh doanh trực tuyến.

Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này để biết được tại sao nên bắt đầu kinh doanh online trong năm 2020 và làm thế nào để bắt đầu.

Tại sao nên bắt đầu kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam vào năm 2020?

Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp của bạn bắt đầu kinh doanh online tại Việt Nam trong năm nay, dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu:

  • Về thiết bị công nghệ, Việt Nam có hơn 25 triệu người dùng smartphones với tỉ lệ thâm nhập lên đến 26.40%, dẫn đến việc mua hàng trực tuyến thông qua các kênh kỹ thuật số nhiều hơn.

  • Ước tính có đến 30% người Việt Nam mua sắm trực tuyến (gần 30 triệu người mua hàng trực tuyến) trong năm 2020.

  • Theo Cục Thương Mại Điện Tử & Kinh Tế Số trực thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam dành khoảng 30% ngân sách dành cho công nghệ.

Các loại hình thương mại điện tử tại Việt Nam

Trước khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến, hãy xác định rằng mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ phù hợp với những loại hình thương mại điện tử nào phổ biến trong nước.

Nhà bán lẻ trực tuyến (online retailer)

Các nhà bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam thường thu mua các sản phẩm họ muốn bán và lưu trữ trong kho để bán cho khách hàng. Có rất nhiều nhà bán lẻ hiện đang có các cửa hàng ở trên đường phố. Những nhà bán lẻ trực tuyến thường tận dụng sự hiện diện trực tuyến của mình để tăng thêm lợi nhuận.

Chợ trực tuyến (online marketplace)

Chợ trực tuyến là một website hoặc nền tảng trực tuyến cho phép các nhà bán hàng toàn quốc đến để bán hàng. Với hình thức này, khách hàng sẽ tìm thấy rất nhiều các sản phẩm khác nhau được bán trong cùng một nơi, đồng thời có thể đặt hàng và thanh toán trên cùng một hệ thống. Những chợ trực tuyến phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến là Tiki, Sendo, Shopee và Lazada. Còn những chợ trực tuyến nổi tiếng toàn cầu đó là Amazon, Alibaba & eBay.

Rao vặt trực tuyến (Online Classifieds)

Rao vặt trực tuyến và chợ trực tuyến thường có những điểm giống nhau chỉ trừ một điều: rao vặt trực tuyến không tích hợp thanh toán online. Khi khách hàng thích thú với một sản phẩm nào đó, họ sẽ thanh toán trực tuyến đến nhà bán hàng (có thể bằng gặp mặt trực tiếp để thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đến tài khoản của nhà bán hàng)

Những yếu tố quan trọng cho nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh online tại Việt Nam

Trước khi bắt đầu đi sâu vào những thông tin mà bạn được yêu cầu để bắt đầu kinh doanh online, hãy cân nhắc những yếu tố sau:

  • Nếu một công ty thương mại điện mong muốn khách hàng thanh toán trực tiếp, bạn cần có chứng nhận trung gian thanh toán. Hoặc là doanh nghiệp của bạn có thể hợp tác với những đơn vị thanh toán trung gian như là ngân hàng, ví Momo hoặc Zalo Pay.

  • Nếu một nhà đầu tư mong muốn bán sản phẩm trực tiếp đến với người tiêu dùng, doanh nghiệp thương mại điện tử của họ có thể xin giấy phép kinh doanh trong ít nhất 6 tuần.


Đăng ký website hoặc thông báo

Để kinh doanh online, website là vô cùng quan trọng. Để đăng ký một website kinh doanh (chợ trực tuyến và trang rao vặt), hãy chuẩn bị các loại văn bản sau:

  • Một bản đăng ký kinh doanh (có công chứng)

  • Kế hoạch cung cấp dịch vụ.

  • Quy định quản lý website thương mại điện tử.

  • Hợp đồng mẫu hoặc thỏa thuận hợp tác giữa các bên bán hàng và nhà cung cấp có liên quan đến dịch vụ thương mại điện tử được cung cấp trên website và các nhà bán hàng, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ mua bán trên website.

  • Những điều kiện giao dịch chung.

Sau khi đã có đầy đủ những tài liệu cần thiết, tiếp tục tuân theo các bước trong quy trình sau:

  • Chuẩn bị các thông tin và bản thiết kế website thương mại điện tử đảm bảo đúng quy định của luật pháp Việt Nam.

  • Liên hệ với các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp và hỏi họ xem xét lại các văn bản và thông tin ở trên website.

  • Các tư vấn doanh nghiệp sẽ đại diện cho doanh nghiệp gửi đơn lên cơ quan có thẩm quyền.

  • Nếu được chấp thuận, bạn sẽ có một bản đăng ký kinh doanh được chứng nhận bởi Bộ Công Thương.

Các nhà bán lẻ trực tuyến được yêu cầu thông qua quy trình thông báo trên website. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Một bản sao công chứng đăng ký kinh doanh (ERC)

  • Chính sách

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những tài liệu này, quy trình thông báo website cũng giống như  quy trình đăng ký cho website. Sự khác nhau duy nhất đó chính là những nhà bán hàng trực tuyến, họ sẽ nhận được thông báo cài đặt từ Bộ Công Thương.

Những doanh nghiệp mới thì như thế nào?

Như bạn cũng đã thấy, thương mại điện tử là một trong những ngành mang lại nhiều lợi nhuận ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam thường sẽ tìm đến hình thức thương mại điện tử. Đây là cách để bạn có thể thiết lập ngay từ đầu:

Thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để giới thiệu các sản phẩm thương mại điện tử

Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để xây dựng công ty thương mại điện tử tại Việt Nam. Những lợi ích đáng chú ý nhất của việc thành lập công ty FDI là sở hữu 100% nước ngoài được phép và không đầu tư vốn tối thiểu cho doanh nghiệp thương mại điện tử.

Theo luật đầu tư tại Việt Nam năm 2014, các doanh nghiệp nước ngoài phải thông qua những bước sau đây để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

  • Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư (IRC).

  • Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (ERC).

  • Một khi giấy chứng nhận đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận, hãy đăng ký bổ sung thêm các chứng chỉ doanh nghiệp (phụ thuộc vào hình thức thương mại điện tử mà doanh nghiệp của bạn đang hướng đến là gì). Doanh nghiệp có thể tìm đến một đơn vị tư vấn kinh doanh để biết thêm chi tiết..

  • Đăng ký cho website của doanh nghiệp.

Chọn một người đại diện pháp luật cho công ty FDI tại Việt Nam

Một công ty FDI được đăng ký hợp pháp tại Việt Nam cần có ít nhất một đại diện pháp lý. Đại diện pháp lý chịu trách nhiệm đại diện cho công ty và giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người đại diện pháp lý có thể là bất kỳ ai từ bất kỳ quốc gia nào. Nhưng người ấy phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 183 ngày mỗi năm và không được rời khỏi Việt Nam 30 ngày liên tục.

Tư vấn với các chuyên gia tại Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài thường cảm thấy khó khăn với luật pháp và quy định tại Việt Nam, do đó sự tư vấn từ các chuyên gia rất quan trọng.

Đối tác lâu năm của Port Cities là Cekindo - một doanh nghiệp chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài mở doanh nghiệp tại Việt Nam với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trên thị trường giúp bạn có thể thành công khi phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

21 tháng 5, 2020
TÁC GIẢ
Nguyen Vinh Kha
Chia sẻ bài Viết

Cập nhật các tips về Odoo!

Đăng ký bản tin của chúng tôi ngay hôm nay.