Odoo vs. SAP: Hệ thống ERP Tốt nhất cho Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

Odoo hay SAP - Giải pháp nào phù hợp hơn cho doanh nghiệp của bạn?

Các bài viết so sánh các phần mềm Hoạch định Tài nguyên Doanh nghiệp (ERP) là một trong những tài liệu hữu ích để giúp bạn cân nhắc giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn đang cân nhắc giữa hai trong số các phần mềm ERP phổ biến nhất trên thị trường hiện nay - Odoo và SAP, dưới đây là bài viết đưa ra sự khác biệt giữa hai giải pháp này. Chúng tôi giải đáp các thắc mắc của bạn cho câu hỏi phần mềm ERP nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp có quy mô vừa và đang phát triển.


Tóm tắt về ERP


Trước hết, phần mềm ERP là gì?

Phần mềm Hoạch định Tài nguyên Doanh nghiệp hay ERP là một phần mềm quản lý doanh nghiệp, cung cấp bộ ứng dụng được tích hợp đầy đủ cho doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình sẽ tự động hóa các quy trình và định hình các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

ERP có khả năng quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm kế toán, quản lý dự án, nhân sự, quản lý rủi ro, hoạt động chuỗi cung ứng, sản xuất và quản lý kho hàng, hệ thống điểm bán hàng, v.v.

Có thể thấy, ERP đang chiếm một vị thế rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Song, Odoo hay SAP - giải pháp nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng tìm hiểu.


Odoo


Odoo vs SAP


Odoo là viết tắt của Open Source On-Demand (tạm dịch Mã nguồn Mở theo Yêu cầu). Đây là một phần mềm quản lý doanh nghiệp mã nguồn mở với hơn 7300 ứng dụng trong Bộ Ứng dụng Odoo, phục vụ các mục đích kinh doanh khác nhau và có khả năng tích hợp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Được phát triển tại Bỉ vào tháng 2 năm 2005, một trong những lợi thế lớn nhất của Odoo là cho phép các doanh nghiệp chỉ cần cài đặt các ứng dụng họ cần mà không phải cam kết hoặc cài đặt các chức năng không cần thiết khác.

Odoo có hai phiên bản - Odoo Cộng đồng và Odoo Doanh nghiệp. Phiên bản Cộng đồng phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và không cần nhiều chức năng. Phiên bản Odoo Doanh nghiệp được phát triển cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, do đó, có nhiều tùy chọn tích hợp và các tính năng phù hợp với các tổ chức lớn hơn.

Odoo ERP hiện có hơn 7 triệu người dùng tại hơn 120 quốc gia trên thế giới.

 

SAP Business One


Odoo vs SAP


Nguồn ảnh: Odoo

SAP bắt đầu cung cấp các giải pháp phần mềm theo yêu cầu kể từ năm 1971. Trước đó, đây là phân khúc hệ thống máy tính trong kinh doanh của Xerox, sau đó được thành lập thành công ty và lấy tên SAP như ngày nay.

Năm 2002, SAP mua hệ thống SAP Business One, khởi đầu hoạt động cung cấp giải pháp CNTT cho thị trường Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ. SAP Business One hay SBO là giải pháp có thể triển khai nhanh chóng với khả năng tùy chỉnh tối thiểu.

Do đặc tính “nhỏ-gọn”, gói triển khai SBO không có nhiều tính năng có sẵn theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Điều này buộc các đại lý và đối tác của SAP phải phát triển các mô-đun mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong thị trường ERP.

Mặc dù vậy, SAP Business One vẫn đang phát triển một cộng đồng người dùng mạnh mẽ có mặt tại hơn 190 quốc gia và với hơn 22.000 đối tác trên toàn thế giới.


Sự Khác nhau giữa Odoo ERP và SAP Business One


Tài chính

Ứng dụngOdooSAP Business One
Kế toán (tích hợp, khoản phải trả và phải thu)



Lập hóa đơn (Xử lý hoá đơn, lịch sử lập hoá đơn và quản lý hóa đơn)



Chi phí (Theo dõi chi phí và các khoản bồi thường)



Bảng tính (BI)



Tài liệu (Mã hóa và kiểm soát tài liệu, quản lý, lưu trữ và mẫu tài liệu)



Ký duyệt



Quản lý và Kiểm soát Ngân sách




Bán hàng

Ứng dụngOdooSAP Business One
CRM



Bán hàng (dự báo bán hàng, đơn đặt hàng, lập kế hoạch hoạt động và tự động hóa)



Điểm bán hàng



Đăng ký (quản lý gói đăng ký)



Cho thuê



Trình kết nối Amazon




Trang Web

Ứng dụngOdooSAP Business One
Trình tạo website



Thương mại điện tử



Blog



Diễn đàn



Live Chat



eLearning




Cách Odoo giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và tăng doanh thu


Kho vận và Sản xuất

Ứng dụngOdooSAP Business One
Kho vận (Kiểm tra, kiểm soát, quản lý và tối ưu hóa kho vận)



Sản xuất (quản lý tồn kho sản xuất, lập kế hoạch, tự động hóa và lập lịch trình)



PLM (Quản lý vòng đời sản phẩm)



Mua hàng (Quản lý đơn đặt hàng)



Bảo trì



Chất lượng (đảm bảo, kiểm soát và quản lý chất lượng)




Nhân sự

Ứng dụngOdooSAP Business One
Nhân viên (quản lý nhân viên, cơ sở dữ liệu, hồ sơ và onboarding)



Tuyển dụng



Nghỉ phép (Yêu cầu nghỉ phép)



Đánh giá



Giới thiệu nhân lực (theo dõi giới thiệu)



Đội xe




Marketing

Ứng dụngOdooSAP Business One
Marketing Truyền thông Xã hội



Email Marketing



Marketing qua SMS



Sự kiện



Tự đồng hoá Marketing



Khảo sát (trình tạo mẫu khảo sát, quản lý phiếu bình chọn và phản hồi)




Dịch vụ

Ứng dụngOdooSAP Business One
Dự án (lập kế hoạch dự án, lập lịch trình, theo dõi thời gian và quy trình làm việc)



Dịch vụ Hiện trường



Hỗ trợ



Lập kế hoạch



Quản lý cuộc hẹn




Năng suất

Ứng dụngOdooSAP Business One
Thảo luận



Phê duyệt



IoT



VoIP





Bạn vẫn đang cân nhắc?

Việc quyết định giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp cần được đánh giá cẩn thận. Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu một buổi demo Odoo miễn phí từ các chuyên gia của chúng tôi



Tại sao nên chọn Odoo thay vì SAP Business One?


1. Odoo cung cấp tất cả yếu tố cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp - trong một nền tảng duy nhất.


Odoo là một công cụ toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp của bạn hoạch định tài nguyên và tăng trưởng. Phần mềm được xây dựng để phù hợp với mọi quy mô kinh doanh, và cho phép bạn chỉ cần cài đặt các ứng dụng hoặc mô-đun phù hợp với quy mô và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Đó chính là điểm mạnh của Odoo ERP. Ví dụ: nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh và muốn tại một trang web mới, bạn chỉ cần cài đặt module Website của Odoo, thực hiện vài cú nhấp chuột và bạn đã sẵn sàng sử dụng trang web của riêng bạn. Trên hết, các ứng dụng như kế toán, lập hóa đơn, CRM, Điểm bán hàng, và rất nhiều ứng dụng khác sẽ tích hợp với nhau nếu được cài đặt trên cùng hệ thống Odoo của bạn.

Odoo có hầu hết các ứng dụng có thể đáp ứng nhu cầu của bạn trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh. Với hàng nghìn ứng dụng được hơn 7 triệu người dùng trên toàn thế giới tin tưởng sử dụng, Odoo sẽ là một đề xuất đầy giá trị cho doanh nghiệp của bạn.

Odoo vs SAP

 

2. Chi phí triển khai Odoo linh hoạt và hợp lý hơn


Với SAP Business One (SBO), bạn có hai lựa chọn khi mua phần mềm: gói thanh toán chi phí một lần khi mua giấy phép bản quyền hoặc gói tính phí hàng tháng khi lựa chọn đăng ký lưu trữ trên đám mây.

Lựa chọn mua bản quyền một lần của SBO có ba gói dịch vụ, trong đó gói Starter ít được biết đến nhất và có giá 1.357 đô la cho mỗi người dùng. Đây là gói được thiết kế cho các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp, chỉ hỗ trợ các ứng dụng quản lý đơn đặt hàng, kế toán, quản lý mặt hàng và ứng dụng mua hàng.

Nếu bạn muốn sử dụng gói cho phép truy cập không giới hạn vào tất cả các tính năng của SBO, chi phí triển khai có thể lên tới $3,213. Chi phí này không bao gồm dịch vụ bảo trì hàng năm như nâng cấp, phát hành bản vá và sửa lỗi phần mềm.

Lựa chọn đăng ký lưu trữ trên đám mây của SBO cũng sẽ có ba gói dịch vụ. Gói cho giấy phép người dùng tốt nhất có giá $132/mỗi người dùng mỗi tháng, cung cấp cho các doanh nghiệp quyền truy cập không giới hạn vào tất cả các tính năng của SAP Business One. Chi phí này đã bao gồm dịch vụ bảo trì hàng năm.

Song, chi phí triển khai Odoo được tính toán theo một cách khác và gồm ba khoản. Đó là chi phí giấy phép Odoo, chi phí triển khai Odoo và chi phí lưu trữ máy chủ.

Đầu tiên, phí bản quyền Odoo tùy thuộc vào phiên bản Odoo mà bạn lựa chọn. Phiên bản Odoo Enterprise sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp và chi phí chỉ từ $6/mỗi người dùng mỗi tháng.

Odoo sẽ tính phí dựa trên số lượng người dùng bạn có và số lượng ứng dụng bạn cần. Công cụ tính chi phí  của Odoo hỗ trợ bạn xác định mức chi phí bản quyền cần trả.

Đối với chi phí triển khai Odoo, mức giá sẽ khác nhau cho từng dự án. Với tư cách là đối tác chính thức của Odoo, chúng tôi ước tính chi phí triển khai sau khi đã hiểu rõ trường hợp kinh doanh, phạm vi cần triển khai và độ phức tạp của hệ thống của bạn. Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ước tính mức chi phí. Thứ nhất, bạn có thể loại bỏ độ trễ trong quá trình xử lý dữ liệu.

Cuối cùng là chi phí lưu trữ máy chủ. Bạn có hai lựa chọn - lưu trữ đám mây hoặc lưu trữ tại chỗ.

Về cơ bản, bạn có thể lưu trữ hệ thống Odoo của mình trên cơ sở hạ tầng của riêng bạn; tuy nhiên, phương thức này sẽ yêu cầu bạn dùng nhiều tài nguyên hơn. Do đó phần lớn, chỉ có các tổ chức lớn với nhiều nguồn lực nội bộ lựa chọn giải pháp này.

Tại Port Cities, chúng tôi giúp khách hàng của mình triển khai giải pháp lưu trữ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của họ. Chúng tôi hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ lớn như Google Cloud, Amazon Web Services, OVHcloud và CMC Cloud.

Dịch vụ lưu trữ đám mây cơ sở của Odoo có hai tùy chọn. Đầu tiên là dịch vụ lưu trữ miễn phí - Odoo Online, dành cho tất cả khách hàng của Odoo Enterprise. Gói lưu trữ này sẽ phù hợp cho doanh nghiệp mới bắt đầu và muốn sử dụng các tính năng cơ bản của Odoo.

Tuy nhiên, Odoo Online không cho phép cài đặt bất kỳ mô-đun tùy chỉnh hoặc của bên thứ 3 nào trên nền tảng. Giải pháp thay thế sẽ là Odoo.sh. Đây là giải pháp lưu trữ đám mây của Odoo, cho phép người dùng cài đặt và tùy chỉnh các ứng dụng của bên thứ ba, sao lưu thường xuyên và giám sát máy chủ tự động.

Tuy nhiên, hạn chế của Odoo.sh là không phù hợp với các triển khai lớn hơn và các hệ thống yêu cầu cơ sở hạ tầng phức tạp hơn, chẳng hạn như các hệ thống có tính khả dụng cao. Ngoài ra, khả năng tích hợp với hệ thống và API của bên thứ ba, cũng như việc triển khai các công cụ báo cáo BI (chẳng hạn như Tableau, PowerBI hoặc Metabase) cũng là điểm hạn chế khác của Odoo.sh.

Nếu bạn đang phân vân khi lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp cho Odoo của mình, hãy tham khảo bài viết của chúng tôi về chủ đề này tại đây. Thứ nhất, bạn có thể loại bỏ độ trễ trong quá trình xử lý dữ liệu.

 

3. Tích hợp hai chiều và Bản địa hóa theo nhu cầu


Odoo cung cấp hàng nghìn ứng dụng và mô-đun cho doanh nghiệp; tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn vẫn cần tích hợp các ứng dụng/mô-đun của bên thứ ba hoặc tuân thủ luật pháp địa phương (như với mô-đun kế toán ở một số quốc gia), hoặc cải thiện các ứng dụng Odoo hiện tại.

Chúng tôi xây dựng các giải pháp tối ưu nhất cho ba trường hợp nêu trên và sẵn sàng tư vấn từng trường hợp cụ thể cho khách hàng. Bản địa hóa Odoo là các ứng dụng/mô-đun được đội ngũ Port Cities phát triển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp của bạn tuân thủ luật pháp và các quy tắc báo cáo ở quốc gia mà bạn đang hoạt động.

Ví dụ tích hợp OnlinePajak- Odoo cho phép người nộp thuế ở Indonesia thực hiện khai thuế; tính toán, thanh toán và báo cáo thuế trên một nền tảng một cách liền mạch.

Các tích hợp trên đều được hỗ trợ trong hệ thống Odoo & SBO. Tuy nhiên, hợp tác với các đối tác chính thức như Port Cities sẽ có lợi ích nhiều hơn. Song song với các dự án triển khai Odoo hay tích hợp tiêu chuẩn, chúng tôi có các giải pháp mới được xây dựng dựa trên Odoo cơ bản và hướng đến sự phát triển của bạn trong tương lai.

Chúng tôi nhận thấy lợi ích của phần mềm Odoo khi là người dùng sử dụng nền tảng này trong hoạt động kinh doanh của công ty. Và hơn thế nữa, Port Cities đang không ngừng đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng về một phần mềm Odoo toàn diện và tối ưu nhất.


4. Port Cities, thông qua Odoo, hỗ trợ Tối ưu hóa Big Data


Khi doanh nghiệp mở rộng, quá trình xử lý dữ liệu trên các hệ thống con có thể bị thiếu tổ chức, dẫn đến các bộ dữ liệu không còn chính xác, các quyết định kinh doanh kém hiểu quả và cuối cùng là ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.

Tăng trưởng doanh nghiệp không phải là thách thức về mặt hệ thống đối với phần mềm Odoo và Port Cities có thể hỗ trợ bạn tối ưu hoá khối lượng dữ liệu lớn. Thứ nhất, bạn có thể loại bỏ độ trễ trong quá trình xử lý dữ liệu. 

Thứ hai, bạn có thể khai thác dữ liệu trong thời gian thực. Một trong những lý do lớn nhất bạn nên xem xét việc tối ưu hóa dữ liệu là khi bắt đầu gặp phải sự chậm trễ trong quy trình xử lý dữ liệu. Với Odoo, phần mềm này cho phép bạn áp dụng các cách tiếp cận khác nhau như lập chỉ mục (indexing) và phân vùng dữ liệu để cải thiện hiệu suất của quy trình.

Một ví dụ khác về tính linh hoạt của Odoo là khả năng tích hợp công cụ BI như Metabase, hỗ trợ hiển thị dữ liệu. Tối ưu hóa big data cũng giúp phân tích dữ liệu trước khi chuyển đổi dữ liệu thành các quyết định quan trọng.

 

5. Thúc đẩy tính bền vững, phát triển xanh và cải thiện hiệu quả hoạt động


Mục tiêu của doanh nghiệp hiện đại là tăng tính bền vững của doanh nghiệp, phát triển xanh hoặc cải thiện hoạt động kinh doanh hiệu quả. Bằng việc dùng  ERP, doanh nghiệp không chỉ mang lại tác động tích cực cho môi trường mà còn có thể giảm chi phí vận hành và tăng doanh thu về lâu dài.

Lợi ích của Odoo trong mục tiêu này là gì? Thứ nhất, Odoo ERP giúp giảm sử dụng giấy và kho lưu trữ giấy tờ. Giải pháp Odoo tương thích trên tất cả các hệ điều hành và thiết bị, đảm bảo tính bảo mật cao mà không ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên.

Tiếp theo, Odoo có khả năng quản lý hàng tồn kho rất hiệu quả, giảm đáng kể vấn đề lãng phí tài nguyên và nguyên liệu. Ví dụ: bạn có thể theo dõi và giám sát liên tục các chuyển động sản phẩm thông qua chiến lược FIFO (Nhập trước, xuất trước).

Ngoài ra, Odoo giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh trong các khía cạnh khác như: tăng khả năng hiển thị của toàn bộ hoạt động kinh doanh, cải thiện sự phối hợp giữa các bộ phận, kiểm soát chất lượng và quản lý vòng đời sản phẩm - tất cả đều trong một nền tảng duy nhất.

KHI BẠN CẦN GIẢI PHÁP THAY THẾ CHO SAP, ODOO LÀ LỰA CHỌN SỐ 1

Dùng thử bản demo miễn phí với chuyên gia của chúng tôi và trải nghiệm sức mạnh của Odoo.


4 tháng 5, 2022
TÁC GIẢ
Odoo vs. SAP: Hệ thống ERP Tốt nhất cho Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ
Oluwatosin Odebunmi
Copywriter/ Content Marketer
Oluwatosin Odebunmi is a talented content marketer with years of experience working with clients in various fields, including technology, marketing, and sales automation. While he has a computer science and engineering background, he is passionate about using words to help people make informed decisions. In his spare time, Oluwatosin enjoys exploring nature and reading.
Chia sẻ bài Viết

Cập nhật các tips về Odoo!

Đăng ký bản tin của chúng tôi ngay hôm nay.